Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai bệnh lý nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột và gây tử vong cao. Tuy nhiên, do căn nguyên gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim thường liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch nên hiện nay có khá nhiều người nhầm tưởng 2 bệnh này là một, gây ra nhiều bất cập trong cơ cứu.

Đột quỵ là gì ?

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc giảm do huyết khối hoặc xuất huyết dẫn đến tình trạng thiếu oxy, dinh dưỡng, giảm nuôi dưỡng nhu mô não. Nếu không được cải thiện, sau vài phút các tế bào não bắt đầu chết.

Có 2 nguyên nhân thường gặp của đột quỵ là nhồi máu não do tắc nghẽn mạch máu não, hoặc xuất huyết não do vỡ mạch máu.

thuốc lá điện tử

Triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị đột quỵ não là lơ mơ, ý thức, một số trường hợp bệnh nhân có thể ngất xỉu, yếu nửa người, tê liệt tay chân……

Bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ não cần được đến bệnh viện để kiểm tra, chụp CT, MRI sọ não để chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nhồi máu cơ tim là gì ?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành phải, động mạch vành trái, hoặc các nhánh của nó. Vùng cơ tim do nhánh mạch bị tắc nuôi dưỡng bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hoại tử, chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim…..

Nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch do các mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp xơ vữa động mạch như bệnh nhân tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường….

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thường có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, đặt biệt là xuất hiện cơn đau thắt ngực. Mức độ đau thắt ngực có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, đến mức đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt.

Cơn đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau thường kéo dài 20-30 phút hoặc hơn. Ngoài ra bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt thậm chí là ngất hay đột tử.

Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cần được thở oxy hỗ trợ, dùng các thuốc giảm đau ngực, kiểm soát nhịp tim, tăng co bóp cơ tim…một số bệnh nhân cần được can thiệp mạch vành.

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Đột quỵ là tình trạng tai biến mạch máu não. Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, dẫn đến việc máu không được đưa đủ lên một vùng não nhất định, trường hợp này gọi là đột quỵ do thiếu máu não. Còn trong trường hợp chảy máu não, các bác sĩ gọi đó là đột quỵ xuất huyết não. Cả hai loại đột quỵ này xảy ra ở não và thường gây các biến chứng thần kinh. Người bệnh có thể đột ngột nói khó hoặc không nói được, không cử động ho được chân tay hoặc chỉ có thể cử động yếu; cảm thấy tê bì dị cảm, và nếu diễn tiến nặng có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu thấy có những triệu chứng liên quan đến dấu hiệu thần kinh, đó là một cơn đột quỵ.

Nhồi máu cơ tim lại khác. Nếu cảm thấy đau thắt vùng trước ngực, khó chịu ở vùng ngực và thân trên, đó có thể là dấu hiệu khởi phát của một cơn nhồi máu cơ tim. Thông thường bệnh nhân sẽ ôm ngực, cảm thấy khó thở và vã mồ hôi lạnh. Chức năng của tim là bơm máu đi nuôi cơ thể, và nếu không bơm đủ máu lên não, não sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến hôn mê. Tới giai đoạn này, có thể nhồi máu cơ tim sẽ bị nhầm lẫn với đột quỵ.

Cách phòng tránh bệnh đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh đột quỵ, bệnh nhồi máu cơ tim là các bệnh lý cấp tính nguy hiểm và đang có dấu hiệu trẻ hóa, không chỉ khoanh vùng ở đối tượng là người cao tuổi . Vì vậy, mỗi người chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Đối với người có bệnh tim mạch cần tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Người khỏe mạnh cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm nhất các nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu…Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các nhóm thực phẩm có lợi như thực phẩm giàu omega-3, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây và tránh những món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Ngoài ra, cần bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ bệnh tái phát.

Thường xuyên tập luyện thể dục cũng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý chỉ lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, đi bộ, yoga…

Sử dụng An Cung Trúc Hoàn phòng ngừa bệnh đột quỵ

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ nói chung, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng kết hợp nhứng sản phẩm thảo dược an toàn, không tác dụng phụ và đem lại hiệu quả lâu dài. Các bác sĩ tại Việt Nam khuyên dùng sản phẩm An Cung Trúc Hoàn.

Sở dĩ, An Cung Trúc Hoàn có khả năng hỗ trợ điều trị phục hồi hiệu quả sau xuất huyết não. Sản phẩm có sự có mặt của các thành phần như Ester Phosphoric, Acid Cholic hay các nguyên tố vi lượng trong sỏi mật bỏ – nguyên liệu quý hiếm có khả năng tác động tới mạch máu và làm tăng sức bền thành mạch ngăn ngừa xuất huyết do vỡ thành mạch. Trong Ô-rô có alpha-asarone giúp tăng kích thích hoạt động của tế bào não, đẩy mạnh lưu thông tuần hoàn máu.

chăm sóc an cung

Những hoạt chất có trong An Cung Trúc Hoàn như alkaloid, saponin,… cùng nhiều thảo dược tác dụng trong việc làm lành vết thương, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào não đã bị tổn thương do xuất huyết não hoặc tình trạng thiếu máu não gây ra. Ngoài ra, các chất kể trên cũng có tác dụng làm tan máu bầm, làm sạch lòng mạch máu và duy trì khả năng bơm máu lên não,..

Nhiều người sử dụng An Cung Trúc Hoàn hàng ngày đã cho thấy cả thể chất và tinh thần đều cải thiện tốt, không có tác dụng phụ hay vấn đề phát sinh, hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người.

Tham khảo: Phân biệt nhồi máu não và nhồi máu cơ tim

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tai biến và quan tâm đến thông tin của thuốc An Cung Trúc Hoàn, xin vui lòng liên hệ Trung tâm phát triển Y học cổ truyền Việt Thanh.

Số điện thoại: 0988.29.25.25 – 02439.168.666

Địa chỉ 54F, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Hà Nội