Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 5% dân số thường xuyên bị chóng mặt. Cơn chóng mặt đến đột ngột và gây mất thăng bằng. Chóng mặt là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi và tăng khi tuổi càng cao. Thống kê cho thấy có đến 87% trường hợp thiếu máu não bị chóng mặt hoặc có cảm giác loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng, thường kèm buồn nôn, nôn, tái mặt và ra mồ hôi lạnh.
Chóng mặt là gì?
Chóng mặt là cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh người bệnh chuyển động, đồng thời đi kèm cảm giác mất cân bằng. Chóng mặt được xem là sinh lý khi nó là phản ứng bình thường của cơ thể với các hoạt động hoặc môi trường xung quanh, ví dụ như chóng mặt khi chơi đu quay hoặc khi xoay người,… Chóng mặt sinh lý sẽ hết khi không còn các hoạt động mất thăng bằng đó nữa. Chóng mặt bệnh lý là dạng chóng mặt tự phát hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần, đến từ nhiều nguyên nhân chóng mặt khác nhau và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng căn nguyên gây bệnh.
Triệu chứng thường đi kèm với chóng mặt là: Đầu óc quay cuồng, có cảm giác mất thăng bằng, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều, ù tai, giảm cảm giác,… Chóng mặt thường kéo dài trong vài phút, vài giờ hoặc thậm chí cả ngày.
Nên làm gì khi bị hoa mắt chóng mặt ?
Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Tùy từng mức độ sẽ có cách ứng phó phù hợp. Cụ thể là:
- Mức độ nhẹ: Bệnh nhân chú ý không di chuyển một cách đột ngột, dùng tay day ấn các huyệt ở đầu (thái dương, bách hội) hoặc dán cao để giảm đau đầu, chóng mặt;
- Mức độ vừa: Giã khoảng 10g gừng tươi, rót thêm vào khoảng 100 – 150ml nước sôi, khuấy đều, gạn lấy nước và thêm đường đủ ngọt, uống khi còn nóng để giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, bệnh nhân nên nằm yên, không thay đổi vị trí một cách đột ngột, không đi lại để tránh té ngã;
- Mức độ nặng: Nên nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh ánh nắng hoặc tiếng động, uống nước gừng tươi theo công thức nêu trên. Khi người bệnh khỏe hơn nên đi bệnh viện để được thăm khám cụ thể.
Chóng mặt có thể là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu bị chóng mặt thường xuyên, hoa mắt, buồn nôn,… thì bệnh nhân nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải và được điều trị kịp thời, hiệu quả. Trong quá trình trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể thao và hạn chế căng thẳng thần kinh để kiểm soát chóng mặt tốt hơn.
Những lưu ý cho người bị chóng mặt
Bạn sẽ có thể kiểm soát chóng mặt và hạn chế diễn tiến xấu của tình trạng này nếu duy trì thói quen, chế độ sinh hoạt phù hợp như sau:
- Cẩn thận khi đi lại nếu cảm thấy mất khả năng thăng bằng, có thể chống gậy để hỗ trợ khi triệu chứng quá nặng;
- Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột;
- Hạn chế đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà;
- Ngồi hoặc nằm xuống ngay khi cảm thấy chóng mặt;
- Không lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm nếu thường xuyên bị chóng mặt;
- Giảm lượng cà phê, rượu, thuốc lá và muối tiêu thụ vào cơ thể;
- Uống đủ nước, tuân thủ thực đơn ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng, stress;
- Tìm hiểu về các tác dụng phụ của những loại thuốc đang sử dụng và tham vấn ý kiến của bác sĩ;
- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và bù chất điện giải.
Tham khảo: Điều trị tai biến bằng An Cung Trúc Hoàn
Đột tử, đột quỵ khi trời nắng nóng
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tai biến và quan tâm đến thông tin của thuốc An Cung Trúc Hoàn, xin vui lòng liên hệ Trung tâm phát triển Y học cổ truyền Việt Thanh.
Số điện thoại: 0988.29.25.25 – 02439.168.666
Địa chỉ 54F, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Hà Nội