Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới với 16 triệu người mắc và 6 triệu người trong số đó không qua khỏi. Độ tuổi thường mắc phải là những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên hiện nay đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.
Đột quỵ là tình trạng một vùng não bị tổn thương xảy ra khi mạch máu não đột ngột bị tắc hoặc vỡ. Khi đó lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể, trong vài phút các tế bào não bắt đầu chết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Bệnh được chia thành 2 loại chính là đột quỵ xuất huyết não (vỡ mạch máu não) và đột quỵ nhồi máu não (mạch máu não bị tắc)
Để phòng ngừa đột quỵ các chuyên gia y tế cung cấp một vài phương pháp sau:
1. Ổn định huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ lớn nhất. Vì vậy hãy luôn theo dõi kiểm soát huyết áp bằng chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc. Muối chính là nguyên nhân làm tăng huyết áp khiến các mạch máu suy yếu. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đột quỵ. Theo một báo cáo tại Mỹ, những người tiêu thụ hơn 4000mg muối mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cao gấp đôi so với người tiêu thụ lượng muối ít hơn. Chính vì vậy cần làm giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày.
2. Thay đổi lối sống
Cân bằng giữa công việc, giảm bớt stress, nóng giận
Nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý, không nên tắm đêm thức quá khuya
Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, nhất là trong thời điểm giao mùa
3. Thường xuyên tập thể dục
Thường xuyên luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ đột quỵ. Các chuyên gia y tế cho rằng ngay cả khi cơn đột quỵ đã khởi phát, di chứng sau đột quỵ của những người thường xuyên luyện tập cũng ít nghiêm trọng và khả năng hồi phục tối hơn so với những người lười vận động.
4. Chế độ ăn uống lành mạnh.
Ăn uống khoa học có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số loại thực phẩm giúp phòng tránh đột quỵ như:
Thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi cá ngừ, cá thu
Thực phẩm giúp giảm cholesterol xấu như yến mạch, đậu nành, hạnh nhân.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu thức đẩy và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa, kiểm soát cân nặng. Giúp làm giảm các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát. Các loại thực phẩm giàu chất xơ là các loại trái cây tươi hoặc nấu chín, rau quả màu sẫm, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan,…)
Các loại thực phẩm giàu magie như ngũ cốc, chuối, quả bơ, các loại đậu, rong biển, mâm xôi,…
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe chúng ta cũng cần tránh sử dụng những sản phẩm có hại như:
Thức ăn đóng hộp và chế biến sẵn
Không ăn quá nhiều muối có thể làm cơ thể giữ nước và làm tăng huyết áp đây là yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ
Hạn chế ăn thịt sữa và các sản phẩm từ thịt và sữa vì đây là nhóm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, không có lợi cho sức khỏe tim mạch
Không ăn quá nhiều trứng, thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: bơ thực vật, tôm, khoai tây chiên, gan động vật, phô mai,…
5. Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích
Theo tổ chức Y tế Thế giới :Nếu bạn hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ gần 4 lần. Bỏ thuốc lá rượu bia để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ
6. Tìm hiểu về các biểu hiện của đột quỵ
Mặt có biểu hiện không cân xứng, méo miệng nhân trung lệch
Tay chân tê mỏi, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể, thường xuyên bước hụt hoặc mất cảm giác thăng bằng.
Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được khó khăn trong việc suy nghĩ, phản xạ, không diễn đạt được mong muốn, có cảm giác mơ hồ.
Khó phát âm, nói giọng bất thường, môi lưỡi tê cứng
Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, chóng mặt, buốt đầu có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Ngoài ra còn có thể nhận biết thông qua quy tắc F.A.S.T của tổ chức Đột quỵ Thế giới công bố:
Face (Khuôn mặt): gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống
Arm (tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được
Speech (lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiểu hoặc không nói được
Time (thời gian): Nếu xuất hiện 3 dấu hiệu trên thì khả năng bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ. Cần khẩn trương gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất và sớm nhất
7. Cách sơ cứu khi gặp đột quỵ
Không để bệnh nhân ngã và gọi ngay xe cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân cấp cứu nhanh nhất.
Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh
Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu phản ứng của bệnh nhân như giảm ý thức, nôn, ói…
Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu
Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp tắc đường thở rất nguy hiểm
Không được tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào mà không có chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ.
Cảnh báo nguy hiểm khi lầm tưởng rằng không được di chuyển bệnh nhân đột quỵ?
Khi gặp bệnh nhân đột quỵ thì việc cần làm nhất là đưa bệnh nhân tới cơ sở cấp cứu có khả năng cứu chữa và gần nơi mình nhất. Thuật ngữ “time is brain” hay “thời gian tế bào não” xuất phát từ việc cấp cứu cho bệnh nhân bị tắc mạch máu não. Nếu cứ trì hoãn 1 phút thì các tế bào não có thể bị chết tới 2 triệu tế bào và không thể hồi phục được.
Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất. Thời gian tốt nhất để cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ là từ 3-6h.
Nếu chúng ta quan niệm sai lầm để bệnh nhân ở nhà và không đưa tới bệnh viện nhanh nhất thì vô tình làm mất đi thời gian vàng có thể chữa được cho bệnh nhân. Khiến cho việc cứu chữa điều trị của bệnh nhân không có hiệu quả, nguy hiểm tới tính mạng, có thể để lại di chứng nặng nề.
Do đó khi phát hiện các triệu chứng đột quỵ như yếu, liệt chi nửa người méo miệng đột ngột hoặc nói ngọng,…ngay lập tức đưa tới bệnh viện chuyên khoa gần nhất để cấp cứu và điều trị đột quỵ. Tránh bỏ lỡ thời gian vàng khiến não tổn thương nặng nề, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao
8. Phòng ngừa đột quỵ bằng thuốc An Cung Trúc Hoàn
Thuốc An cung trúc hoàn có nguồn gốc từ thảo dược được lương y Nguyễn Qúy Thanh kế thừa và phát triển từ bài thuốc quý của dòng họ Nguyễn Qúy, nhằm hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tai biến, xuất huyết não,…
Các thành phần dược liệu quý trong thuốc như ô rô, sỏi mật bò, trúc hoàng, nấm linh xanh, địa long, đảng sâm được kết hợp với nhau tạo ra An cung trúc hoàn có những công dụng hữu hiệu như:
Giãn nở và thông sạch lòng mạch não
Đánh tan máu tụ
Chống đông máu
Phòng và điều trị tai biến mạch máu não
Điều hòa huyết áp
Bơm máu đến các chi bị hoại tử do tắc mạch từ chấn thương
Ngoài ra an cung trúc hoàn còn có thể hỗ trợ điều trị: tai biến mạch máu não hay đột quỵ, xuất huyết não, người bị tê liệt chân tay, tứ chi; người bị huyết áp cao, các bệnh về tim mạch; người béo phì tiểu đường, xơ vữa động mạch,…
Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não cần biết về các biện pháp phòng ngừa tai biến
Mọi thông tin về thuốc An Cung Trúc Hoàn liên hệ tới: Trung tâm phát triển y cổ truyền Việt Thanh
Địa chỉ: 54F – Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0988.29.25.25