Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO toàn thế giới có khoảng 1 tỷ người mắc bệnh tăng huyết áp và đây là bệnh lý mang tính toàn cầu. Cần làm gì để kiểm soát huyết áp? biến chứng thường gặp của bệnh là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về bệnh.

Tăng huyết áp là gì

tăng huyết áp

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm cho trị số huyết áp trên và huyết áp tâm trương cho trị số huyết áp dưới. Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương > 90mmHg được coi là tăng huyết áp

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhồi máu cơ tim suy tim, phình động mạch. Nó còng là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới tuổi thọ trung bình giảm.

Tai sao lại bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật. Ngoài ra còn khiến suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và gia tăng khả năng tử vong

nguyên nhân của tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ lý do chỉ có 10% các trường hợp là rõ nguyên nhân. Các nguyên nhân đó được phát hiện qua quá trình khai thác tiền sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng thường quy. Một vài nguyên nhân thường gặp ở tăng huyết áp thứ phát gồm:

  • Bệnh thận cấp hoặc mãn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận
  • Hẹp động mạch thận
  • U tủy thượng thận
  • Cường aldosteron tiên phát
  • Hội chứng cushing
  • Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên
  • Nhiễm độc thai nghén
  • Yếu tố tâm thần

Chỉ số huyết áp ổn định là như thế nào?

Trị số huyết áp có thể thay đổi khi có các yếu tố tác động như tâm lý, vận động (đi lại, chạy nhảy) hoặc môi trường (nóng, lạnh), chất kích thích (cà phê, bia, rượu, thuốc lá), bệnh lý (sốt, đau đớn). Trong những trường hợp này thì không cho rằng bị tăng huyết áp

Chỉ số huyết áp được phân loại theo độ tuổi có bảng sau:

chỉ số huyết áp phân loại theo độ tuổi, giới tính

Mặc dù bệnh tăng huyết áp thường gặp ở người lớn song trẻ em cũng có nguy cơ. Ở một số trẻ em, huyết áp cao còn do vấn đề tim hoặc thận. Còn nguyên nhân còn lại là do thói quen ăn uống không lành mạnh, ít tập thể dục cũng gây nên huyết áp cao.

Làm thế nào để kiểm soát huyết áp ổn định

Kiểm soát huyết áp là việc làm cần thiết nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra.

Các biện pháp được đưa ra như sử dụng thuốc đông y, tây y, điều chỉnh lối sống. Việc điều trị bằng thuốc tây y phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa điều trị cho bạn. Điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời dù huyết áp đã hạ về mức bình thường thì cũng không nên ngưng thuốc hạ áp mà tiếp tục duy trì. Cần tham vấn thường xuyên bác sĩ của bạn khi huyết áp tăng quá cao hoặc quá thấp trong quá trình điều trị

Việc điều chỉnh lối sống cũng quan trọng: giảm mặn, giảm mỡ, giảm đường, không sử dụng chất kích thích sẽ có lợi cho sức khỏe tăng cường sức đề kháng.

Sử dụng thuốc An cung trúc hoàn để điều hòa huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, người có tuổi hoặc người làm việc lao lực, phòng ngừa và điều trị bệnh tai biến mạch máu não,…

Biến chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp

biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều bệnh như tim, tai biến mạch máu não,…Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan như: tim, mắt, não, động mạch ngoại biên.

Biến chứng tức thời: nguy hiểm đến tính mạng với các bệnh lý như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp

Biến chứng lâu dài: Nếu sau thời gian dài huyết áp không ổn định, không được chẩn đoán và điều trị đúng sẽ dẫn tới: rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy thận, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề hiện nay. Việc phát hiện và điều trị huyết áp không hề dễ dàng đặc biệt là đối với người trẻ. Để hạn chế những biến chứng do tăng huyết áp chúng ta cần cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống luyện tập thể dục thường xuyên và khám sức khỏe định kì.

Mọi thông tin về thuốc liên hệ tới Trung tâm y cổ truyền Việt Thanh

Địa chỉ: số 54F – Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội

Số điện thoại: 0988.29.25.25