Khi điều trị trúng phong không phải trường hợp nào cũng phục hồi được tình trạng sức khỏe như ban đầu chưa bị bệnh. Đã có nhiều trường hợp để lại di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như vận động kém, nói khó khăn, tê liệt chân tay. Vậy nên cần chủ động phòng bệnh hiệu quả để không phải gặp căn bệnh này.

Tuổi càng cao càng dễ bị trúng phong

Khi cơ thể lão hóa, các cơ quan trong cơ thể cũng lão hóa và giảm chức năng của chúng. Với độ tuổi trung niên trở đi tỉ lệ mắc bệnh trúng phong cao hơn với đối tượng trẻ tuổi. Việc phòng bệnh trúng phong rất cần thiết với người lớn tuổi. Ở độ tuổi trung niên trở đi các bệnh lí về tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa… cũng chiếm tỉ lệ cao hơn do lối sống và sức khỏe không đảm bảo. Vậy biện pháp phòng bệnh nên chú trọng vào sinh hoạt, dinh dưỡng, cân bằng tâm tính, cường độ công việc phù hợp… là những biện pháp đơn giản hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bệnh.

trúng phong

Phương pháp dự phòng bệnh trúng phong

Như trên đã nói, ở lứa tuổi trung niên từ 40 tuổi trở lên; cơ thể đã bắt đầu lão hóa việc dự phòng bệnh trúng phong là rất cần thiết, đặc biệt đối với người có các triệu chứng đã mô tả trên. Chúng tôi xin nêu phương pháp tổng thể để dự phòng bệnh như sau:

Điều dưỡng tình chí: Trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh cảnh trúng phong là tình chí.

Đông y cho rằng con người có thất tình: giận, mừng, lo, nghĩ, buồn, kinh, sợ, đó là 7 tình cảm thông thường. Nếu mừng quá, buồn quá, lo nghĩ thái quá đều không tốt ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng.

Tình chí thất điều (không điều hòa) làm cho ngũ tạng bị tổn hại là cơ sở cho việc phát sinh bệnh trúng phong. Vì vậy người cao tuổi cần điều hòa tình chí tránh căng thẳng hoặc các cú sốc tình cảm (Tây y gọi là stress) không nên buồn vui thái quá, khoan dung trong cuộc sống và đối nhân xử thế, không nên chấp nhặt, sống lạc quan, độ lượng, tự tạo ra niềm vui nho nhỏ hằng ngày: Sống có ích cho con cháu, làm việc thiện, mỗi ngày biết thêm 1 cái mới… hòa đồng với mọi người, không mặc cảm, oán trách số phận hoặc quá khứ hẩm hiu. Hãy bằng lòng với thực tại, lạc quan yêu đời là cách phòng bệnh trúng phong hiệu quả nhất.

Ăn uống điều độ: Ăn uống cần cân bằng, tùy mùa mà ăn các thức ăn hợp lý. Mùa hè tránh ăn các thức cay nóng, mùa đông ít ăn các thức ăn hàn lạnh, đặc biệt không nên ăn quá béo, quá ngọt, quá mặn, mỡ động vật, phủ tạng động vật, nên ăn nhiều rau, chất xơ, tăng ăn cá, tránh ăn thịt đỏ, ăn nhiều món luộc, ninh, hầm, tránh ăn các món chiên, xào, rán…

Làm việc nghỉ ngơi điều độ: Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là cách điều hoà hợp lý tinh thần và thể lực. Nếu lao lực thái quá, phòng dục quá độ, lao phiền thái quá làm tinh thần bị tổn thương, hình thể hao mòn, âm huyết hư tổn, hư dương hóa hỏa nhiễu động mà gây trúng phong. Vì vậy người trung niên và người cao tuổi cần làm việc có kế hoạch, điều độ, tránh thức khuya dậy sớm, không chơi thể thao quá sức.

Tránh các ngoại cảnh gây hại cho sức khỏe: Không nên để cơ thể quá to béo, nặng cân. Khi ngủ nghỉ, không nằm ở nơi gió lùa, không vùng dậy đột ngột buổi sáng (nên đảm bảo 3 chậm). Ngồi dậy chậm, đứng dậy chậm, đi chậm (mỗi khi phải dậy đi tiểu đêm), khi tắm nên tắm nước ấm. Không gội đầu bằng nước lạnh đột ngột, tắm lần lượt hai chân từ cổ chân lên đùi, vã nước vào 2 cánh tay, sau đó xoa nhẹ lên ngực, bụng, cuối cùng mới dội nước và gội đầu.

Vận động hợp lý, tập luyện khí công dưỡng sinh: Nên vận động hợp lý và tập luyện dưỡng sinh có phương pháp. Vận động làm cho khí huyết lưu thông, đối với người cao tuổi tập đi bộ, thể dục buổi sáng, tập thiền, tập thở bằng bụng đúng bài bản là cách phòng chống bệnh trúng phong thiết thực nhất.

lối sống lành mạnh

Tham khảoTrúng gió và đột quỵ não có phải là một không?

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tai biến và quan tâm đến thông tin của thuốc An Cung Trúc Hoàn, xin vui lòng liên hệ Trung tâm phát triển Y học cổ truyền Việt Thanh.

Số điện thoại: 0988.29.25.25 – 02439.168.666

Địa chỉ 54F, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Hà Nội